Viêm phổi gây tử vong ở trẻ nhiều hơn bất cứ loại bệnh nào khác1.

Viêm phổi đã giết chết gần 1 triệu trẻ dưới 5 tuổi trên thế giới vào năm 20152. Trong đó, vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae) là nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm phổi ở trẻ2.
Làm sao để bảo vệ trẻ trước căn bệnh nguy hiểm này? Hãy bắt đầu bằng cách hiểu đúng, hiểu rõ về viêm phổi do vi khuẩn phế cầu:

1. Viêm phổi chỉ xảy ra khi thời tiết lạnh?

Vi khuẩn phế cầu phát triển thuận lợi vào mùa đông và mùa xuân, khi thời tiết lạnh nhưng cũng có thể xảy ra quanh năm3.
Tại Việt Nam, khoảng gần 70% trẻ khoẻ mạnh mang vi khuẩn phế cầu trong vùng hầu họng và phần lớn các trường hợp viêm đường hô hấp cấp đều có nguyên nhân từ phế cầu4. Đa số các ca viêm đường hô hấp cấp biểu hiện ra ngoài ở mức độ vừa phải, như là cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, với trẻ dễ bị tổn thương, các thể truyền nhiễm có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn5.

2. Có thể dễ dàng nhận ra triệu chứng đặc trưng của viêm phổi?

Tỷ lệ tử vong của viêm phổi do vi khuẩn phế cầu là 50% ở trẻ nhỏ và người già6.
Các triệu chứng ban đầu bao gồm sốt, khó thở, tim đập nhanh và ho dữ dội có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác như cảm cúm, sốt rét.
Thực tế cho thấy một tỷ lệ lớn các trẻ em tử vong do viêm phổi vì không được điều trị đúng cách sau khi bị chẩn đoán nhầm. Nghiên cứu của WHO cho thấy trong 5 nhân viên điều dưỡng thì chỉ có duy nhất 1 người biết được hai triệu chứng nguy hiểm của viêm phổi là thở nhanh và thở khó khăn (rút lõm lồng ngực)7. Do đó, tình trạng cha mẹ không đủ khả năng phát hiện sớm bệnh viêm phổi khiến trẻ nhập viện khi bệnh đã quá nặng là khá phổ biến8.

3. Viêm phổi có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng kháng sinh?

Chữa trị viêm phổi kịp thời với đầy đủ các loại kháng sinh phù hợp có thể cứu được tính mạng trẻ. Tuy nhiên, vi khuẩn phế cầu hiện đã đề kháng với nhiều loại kháng sinh phổ biến, và thậm chí đã xuất hiện đa kháng thuốc9. Thực trạng này khiến việc điều trị gặp khó khăn, kéo dài và tăng gánh nặng chi phí.

4. Trẻ bị mắc viêm phổi do vi khuẩn phế cầu một lần sẽ tự tạo miễn dịch, không bị mắc lần nữa?

Đúng là cơ thể trẻ sẽ tự tạo miễn dịch sau khi bị vi khuẩn phế cầu tấn công; tuy nhiên, có nhiều loại phế cầu khác nhau và loại này không tạo miễn dịch cho loại kia. Nếu không thực hiện biện pháp phòng ngừa, mỗi người sẽ mắc một vài loại vi khuẩn phế cầu khác nhau trong suốt cuộc đời của mình10.

Nếu trẻ mắc bệnh viêm phổi, viêm phế quản thì chữa, chứ không thể phòng ngừa?

Cha mẹ hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa cho trẻ trước những bệnh nguy hiểm gây ra do vi khuẩn phế cầu bằng phương pháp tiêm ngừa từ sớm cho trẻ. Tại Mỹ, nơi mà việc tiêm ngừa vi khuẩn phế cầu được cha mẹ khẩn trương tiến hành cho trẻ, đã giúp kéo giảm 90% các bệnh phế cầu xâm lấn (trong đó có viêm phổi) cho trẻ dưới 5 tuổi từ năm 1998 – 201511.

Tiêm ngừa vắc-xin cho trẻ từ sớm được xem là một trong những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu các bệnh do phế cầu
Tiêm ngừa vắc-xin cho trẻ từ sớm được xem là một trong những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu các bệnh do phế cầu

Tiêm ngừa là một trong những biện pháp phòng ngừa hiệu quả và đơn giản các bệnh do phế cầu. Tùy theo độ tuổi mà số lượng mũi tiêm trẻ cần có thể khác nhau.

Box thông tin:

Phụ huynh tìm hiểu thêm thông tin tại website http://tiemngua.com và tư vấn bác sĩ về chủng ngừa.
Chương trình giáo dục sức khỏe cộng đồng được phối hợp thực hiện bởi Hội Y Học Dự Phòng Việt Nam và Công ty TNHH Dược Phẩm GSK Việt Nam.

Thông tin tham khảo:

(1) UNICEF/WHO, Pneumonia: The forgotten killer of children 2006, p14
(2) http://who.int/mediacentre/factsheets/fs331/en/ Updated September 2016
(3) Bệnh phế cầu khuẩn, Uỷ ban y tế cộng đồng Boston
(4) http://nihe.org.vn/vn/tin-tuc-su-kien/giam-sat-va-phong-chong-dich-benh/thuong-quy-va-huong-dan-ky-thuat-xet-nghiem/phe-cau-khuan-spneumoniae-c12310i14599.htm
(5) UNICEF/WHO, Pneumonia: The forgotten killer of children 2006, p6
(6) http://yteduphong.com.vn/tieng-viet/tiem-chung/kien-thuc-tiem-chung/khac-che-phe-cau-khuan-bao-ve-tre-em-c3441i15323.htm
(7) UNICEF/WHO, Pneumonia: The forgotten killer of children 2006, p16
(8) http://benhviennhitrunguong.org.vn/nhan-biet-som-cac-dau-hieu-viem-phoi-o-tre-nho.html
(9) http://www.hoihohaptphcm.org/chuyende/benh-phoi/212-viem-phoi-cong-dong-tinh-hinh-khang-thuoc-cua-vi-khuan-gay-benh-pho-bien-va-dieu-tri-khang-sin
(10) American Academy of Pediatrics. [Pneumococcal infections.] In: Kimberlin DW, Brady MT, Jackson MA, Long SS, eds. Red Book: 2015 Report of the Committee on Infectious Diseases. 30th ed. Elk Grove Village, IL: American Academy of Pediatrics; 2015:626-638. https://www.ndhealth.gov/Disease/Documents/faqs/Strep%20Pneumo.pdf
(11) http://jcm.asm.org/content/55/3/681.full

Code: NP-VN-GVX-OGM-220001 ADD: 09/2022